K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

học tốt  nha

11 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

11 tháng 9 2018

Văn chín có bài này ak

1 tháng 10 2018

Cây hoa hồng được trồng trước nhà em, mỗi buổi sáng em thường ngắm và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, nó có vẻ đẹp quý phái và mang những nét đặc trưng riêng cho mỗi người, những hình ảnh gợi hình và mang những cung bậc riêng, cây của nó có nhiều gai, màu xanh, hoa của nó màu hồng, thân cây của nó lắm gai, mỗi gai cách nhau 1 đến 2 cm, thân cây được chia làm nhiều nhánh và hoa được nở trên những cành tươi tốt, gốc của cây được trồng một cái chậu to và mỗi chậu sẽ được chăm bón rất tốt, hình ảnh này sẽ gợi tả những hình ảnh riêng và mang những cung bậc mới sâu sắc, hình ảnh này mang những đặc trưng riêng và có ý nghĩa lớn lao sâu sắc, hình ảnh đó đã khắc sâu trong tâm trí của em

k mk nhé

16 tháng 1 2020
Dàn ý thuyết minh về một làng nghề truyền thống

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống của quê hương (tên, ở đâu, có thể chọn cách trực tiếp hoặc gián tiếp)

2. Thân bài

- Nêu cụ thể hơn địa chỉ của làng nghề: nằm ở đâu, cách đi đến và nhận dạng như thế nào?

- Nêu nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng nghề truyền thống ấy

+ Làng được hình thành, ra đời từ khi nào?

+ Lịch sử của làng gắn với sự kiện, nhân vật quan trọng nào?

+ Thời gian tồn tại và phát triển dài bao lâu?

- Chi tiết về làng nghề truyền thống ấy

+ Trong làng có bao nhiêu gia đình theo nghề?

+ Khung cảnh làng như thế nào?

+ Sản phẩm truyền thống của làng nghề là gì? Hiện nay, người dân trong làng vẫn duy trì phương pháp thủ công hay hiện đại? Nêu nét thay đổi, tiến bộ trong hoạt động làm nghề của con người nơi đây.

+ Quá trình những người nghệ nhân làm nghề có gì đặc biệt, gây ấn tượng với em?

+ Sản phẩm tạo ra có hình dáng, màu sắc như thế nào? Thể hiện nét đặc trưng chỉ thuộc về làng nghề này...

- Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề

- Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.

3. Kết bài

- Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề

- Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.

Thuyết minh về một làng nghề truyền thống - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

"Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."

(Thu Bồn)

Ai đã một lần đến Huế, hẳn sẽ không bao giờ quên xứ sở mộng mơ ấy. Trên dòng Hương Giang dùng dằng không chảy, những cánh hoa giấy lặng lẽ trôi theo dòng. Những cánh hoa ấy gợi nhắc cả làng nghề truyền thống của Huế - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.

Thuyết minh về một làng nghề truyền thống

Hoa giấy là một phần không thể thiếu vào ngày tết, đặc biệt là ở Cố đô Huế - Kinh đô của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta. Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra đời gần 400 năm trước dưới thời các Chúa Nguyễn. Nhưng mãi cho đến 1802 mới được mọi người biết đến.

Người làng kể lại năm đó, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về Kinh một loài hoa quý để dâng lên vua. Lúc này trong triều đình có một vị quan, người làng Thanh Tiên, làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa độc đáo tượng trưng đầy đủ đạo lý Tam Cương - Ngũ Thường, ông tâu rằng: “Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho Mặt trời, đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. Nghe xong, nhà vua hiểu được ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên, lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấy cho mọi người biết. Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước

Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng làm lại không dễ. Bởi lẽ ngoài sự khéo tay, người thợ còn phải có óc thẩm mỹ cao mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt, người thợ phải có đức tính kiên trì, cần mẫn. Hoa giấy Tiên đặc biệt và đẹp nổi bật ở sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp. Hoa để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Những bông hoa giấy dưới đôi tay người nghệ nhân làng Thanh Tiên dù bằng giấy nhưng giống y như hoa thật, thậm chí còn sinh động hơn hoa thật.

Hoa giấy đã trở thành một phần của Huế, tạo nên nét đẹp mộng mơ của xứ sở này. Hoa giấy tô điểm thêm cho cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm, đầu tháng Chạp, người dân làng Thanh Tiên đã bận rộn với việc chăm chút từng nhành hoa để kịp đón xuân về, tết đến, tô điểm thêm nét đẹp của tín ngưỡng dân gian Huế, của vùng đất Thần Kinh. Trên bàn thờ của người Huế luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc. Người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Hoa sen giấy Thanh Tiên còn là món quà mà nhiều du khách quốc tế yêu thích, mang về tận quốc gia của mình như: châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.

Hoa sen giấy Thanh Tiên còn được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).

Trải qua bao biến động của thời gian, dù nhiều loại hoa nhựa ra đời nhưng làng nghề hoa giấy Thanh Tiên vẫn luôn giữ được vị trí của mình. Không chỉ là một làng nghề truyền thống lâu đời, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên còn là niềm tự hào của người Huế, lưu giữ nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc Huế thương.

Tham khảo

Creby:Mạng

- Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện ở văn bản này:

+ Văn bản giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng nước biển dâng.

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: biểu đồ, số liệu.

+ Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính: Thay đổi mực nước biển và nguyên nhân → Mực nước biển sẽ dâng như thế nào? → Lời kết.

10 tháng 2 2019

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.

Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng màgặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đãsống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.

Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.

Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?!

- Mạch lạc và liên kết của đoạn văn:

+ Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình.

+ Hình thức: Sử dụng phép thế: "nó" thay cho "con cá kình"; "chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ" thay cho "tàu chiến của chúng tôi".

1 tháng 10 2018

Mỗi loại cây, mỗi loại hoa lại được gắn cho một biểu tượng thiêng liêng cao quí nếu hoa đào là sứ giả của mùa xuân, hoa cúc tượng trưng cho lòng hiếu thảo, hoa sen đại diện cho đức phật thanh cao…Thì hoa hồng là biểu tượng của tình yêu. Hoa hồng được nhiều người yêu thích.

   Từ rất xa xưa Bun-Ga-Ri được coi là xứ sở của hoa hồng loài cây này được trồng nhiều ở các vùng ôn đới, sau đó lan rộng sang các vùng nhiệt đới. Ở nước ta hoa hồng được trồng khắp đất nước có giống thuộc nguồn gốc địa phương có giống từ Trung Quốc, có giống từ Châu Âu.

Hoa hồng thuộc loại thân thảo có nhiều gai, thân nhỏ, lá có răng cưa xòe ra ba cánh. Nụ hoa bằng khoảng đốt ngón tay khi hoa bung nở cánh hoa giày, xếp so le ôm ấp nhị vàng có nhiều loại hồng. Hồng bạch màu trắng tinh khôi, hồng nhung cánh đỏ thẫm, hồng vàng sắc rực rỡ. Nếu xét về nguồn gốc thì có hoa hồng cơ cây nhỏ, hoa nhỏ ít cành màu đỏ rất đẹp thường được trồng trong chậu.

gioi-thieu-ve-cay-hoa-hong

Hoa hồng cứ màu đỏ thẫm nhiều cành, sai hoa người ta thường bày đĩa để thờ cũng. Hoa hồng Bạch Tuyền, cây trung bình, ít hoa, ít cánh thường làm thuốc trị ho cho trẻ con hoa hồng Nhung được chuyển về từ Đà Lạt bông to đỏ thẫm. Lá to bông ít gai thường được dùng trong các buổi lễ trọng đại như cưới hỏi, ngày tết, sinh nhật. Còn loại hoa hồng dại <tầm xuân> sai hoa thân bò dại mọc dại ở nhiều nơi, nhiều gai thường tôn lên cảnh sắc mùa xuân rực rỡ ở các miền thân quê nhất là trong lễ hội, du khách ngắm cảnh du xuân miền quê.

Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu và vì hoa đẹp nên được dùng trang trí trong những buổi lễ quan trọng. Các buổi lễ thành hôn, sinh nhật, lễ tình yêu, trai gái tặng hoa biểu hiện tình yêu đôi lứa không thể thiếu hoa hồng. Còn khi con cái tặng mẹ, học sinh tặng thầy cô…Thì hoa lại là biểu hiện cho tình yêu và lòng kính trọng. Nhiều người còn kì công chọn đúng số hoa đẹp trùng tuổi với số người tặng. Ở nước ngoài người ta còn dùng cánh hoa hồng pha chế nước hoa hoặc giải cánh hoa hồng vào nước tắm…

1 tháng 10 2018

Mỗi khi nhắc đến thế giới loài hoa, thật khó có thể quên được loài hoa hồng kiêu sa, kiều diễm - loài hoa vốn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Đi sâu tìm hiểu về loài hoa này, chúng ta thấy có thật nhiều điều thú vị!

Hoa hồng vốn có nguồn gốc từ xứ sở Ba Tư xa xôi. Từ đất nước Ả-rập thần bí này, hoa hồng đến với khắp các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, có lẽ chưa có mảnh đất nào có bóng con người mà hoa hồng chưa đặt chân đến. Nhưng nổi tiếng nhất, có thể nhắc đến hoa hồng của những đất nước Bun-ga-ri. Một nhà thơ Việt nam đã từng thốt lên:

Hoa hồng Bun-ga-ri. Ôi! Loài hoa diệu kì!

Có lẽ chính vẻ đẹp và những ý nghĩa thiêng liêng của hoa hồng đã tạo nên sức hút diệu kì thu hút và chinh phục hàng triệu trái tim con người.

Hoa hồng thuộc giống thân cỏ và có rất nhiều loài. Có loài thân leo, có loài thân thẳng. Có loài không gai, có loài có gai. Tuy nhiên, phổ biếntiếp từ thân cây. Lá hoa thường có ba nhánh hình bầu dục, viền có răng cưa. Ngoài ra, trên thân cây thường có gai sắc, nhọn. Tuy nhiên, cũng có loài được lai ghép nên thân trơn nhẵn khiến người ôm hoa không sợ bị gai đâm. Nụ hoa được đặt trang trọng trên đỉnh của thân cây. Dưới nụ hoa xanh tươi còn có đài hoa nâng đỡ. Đủ ngày đủ tháng, nụ hoa bung nở hàng chục cánh hoa mềm mịn đan xếp vào nhau kiêu sa, quyến rũ. Cánh hoa hồng cũng có hình bầu dục, to hơn xu đồng tiền, cánh hoa rất mịn (“mịn như nhung”, nên có loài hoa hồng tên gọi là hồng nhung) và êm nhẹ. Đặc biệt, cánh hoa hồng thường có rất nhiều màu: màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam... Với mỗi màu lại có những sắc độ khác nhau: đỏ tươi, huyết dụ, đỏ nhung,...

Hoa có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Điều dễ thấy là hoa hồng được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Chúng ta trồng hoa hồng trong vườn nhà, chúng ta cắm hoa hồng trong lọ, chúng ta tặng nhau những đoá hoa hồng... Sở dĩ hoa hồng thường được trao tặng nhau một cách trang trọng như thế bởi hoa hồng có nhiều ý nghĩa. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nàn. Hoa hồng vàng thể hiện tình bạn cao quý, chân thành. Hoa hồng cam thể hiện sự thành đạt, hiển vinh... Số lượng hoa hồng trong mỗi đoá cũng mang những ý nghĩa nhất định thể hiện suy nghĩ của người tặng, đặc biệt là đối với những đoá hồng đỏ. Không chỉ dùng để làm đẹp, hoa hồng còn rất nhiều tác dụng khác. Từ cánh hoa hồng, nhiều quốc gia đã chiết xuất tinh dầu tạo nên những nền công nghiệp nước hoa khổng lồ như Bun-ga-ri, Pháp,... Cũng từ hoa hồng, dân gian ta chế ra những bài thuốc chữa nhiều bệnh thông thường: cảm, đau bụng,...

Có nhiều tác dụng như vậy nhưng hoa hồng không hề khó tính chút nào. Hoa có thể nở bốn mùa trong năm để dâng hương sắc cho cuộc đời đầy ý nghĩa này. Ở nước ta, hoa hồng đẹp nổi tiếng nhất là hoa hổng của cao nguyên Đà Lạt. Từ Đà Lạt, hoa hồng chẳng những đi khắp mọi nẻo đường đất nước mà hoa còn đến với bạn bè khắp năm châu.

Biết về hoa hồng như vậy, mỗi khi cầm bông hồng trên tay, chúng ta hãy biết trân trọng và yêu quý bông hồng bạn nhé!

Hk tốt

5 tháng 3 2021

Địa danh Trảng Bom có từ năm 1957, khi đó là tên một xã thuộc quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa. Đến năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Châu Thành thành quận Đức Tu, xã Trảng Bom thuộc quận Đức Tu. Đến năm 1976, xã Trảng Bom được chia thành hai xã Trảng Bom 1 và Trảng Bom 2 thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

5 tháng 3 2021

Kiểm tra lại câu trả lời , có phải nói tiểu sử đâu